Thông qua việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của đoàn viên, người lao động trong sử dụng hàng Việt Nam; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; góp phần hoàn thành mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo đó, Công đoàn Than Thống Nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm gồm:
1. Công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động
- Tiếp tục quán triệt, phổ biến sâu rộng tới Đoàn viên, NLĐ Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; rà soát, bổ sung kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tuớng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, kết hợp theo hướng đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền của tổ chức Công đoàn; gắn công tác tuyên truyền về Cuộc vận động với việc quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu Việt với hình thức đa dạng (trên các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tiếp, Online...), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong việc tiếp cận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, kết hợp và mở rộng phạm vi thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng số, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền.
- Tuyên truyền, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người lao động có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội địa; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội địa khi mua sắm tài sản công, đặc biệt đối với các sản phẩm, hàng hóa là kết quả nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp trong nước tạo ra.
- Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu đúng và nâng cao trách nhiệm thực hiện các Hiệp định Thương mại khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Việt với hàng hóa nhập khẩu; đẩy mạnh tuyên truyền về trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp trong xây dựng và đăng ký bản quyền, thương hiệu hàng hóa.
- Đẩy mạnh hoạt động điều tra, nắm bắt dư luận xã hội về quá trình, kết quả thực hiện Cuộc vận động.
2. Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các hoạt động và phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn
- Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các chương trình, hoạt động, các phong trào thi đua yêu nước của tổ chức Công đoàn nhằm vận động đoàn viên, NLĐ thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tạo ra sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước.
- Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dành cho người lao động gắn với các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Chương trình “Tết thợ mỏ”, “Phúc lợi đoàn viên và người lao động”.
- Đàm phán, thỏa thuận với các đối tác và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho Đoàn viên, NLĐ được dễ dàng tiếp cận các mặt hàng thương hiệu Việt với giá thành ưu đãi, đặc biệt là tại các khu chung cư, khu tập thể công nhân.
- Đoàn viên, NLĐ và các cơ quan trong hệ thống Công đoàn, chuyên môn khi thực hiện việc mua sắm, sản xuất tiếp tục ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước đã sản xuất được và đảm bảo chất lượng.
- Tổng hợp, giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình trong tổ chức, triển khai thực hiện Cuộc vận động để tồn vinh, biểu dương, khen thưởng trong hệ thống công đoàn. Biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu tích cực tham gia Cuộc vận động; tôn vinh và nhân rộng các mô hình hiệu quả, điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.
3. Kiểm tra, giám sát, tố giác hàng giả, hàng kém chất lượng
- Công đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ trong sản xuất, phân phối sản phẩm, chống hàng giả, hàng kém chất lượng,...