1. Hỗ trợ trong định hướng nghề nghiệp và đào tạo nhân lực
1.1. Đối với Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam
- Phối hợp cùng các phòng ban trong nhà trường và các đơn vị, tham gia các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, thu hút lực lượng học hệ giáo dục thường xuyên tại nhà trường kết hợp đào tạo nghề mỏ cho các em để nâng cao được số lượng và chất lượng đào tạo; trong đó cần tăng cường bồi dưỡng kết nạp vào Đoàn đối với những thanh niên ưu tú tiêu biểu. Tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn tại các địa phương mà Cấp ủy đơn vị đã ký quy chế phối hợp đào tạo tuyển dụng lao động, để tổ chức các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho thanh niên địa phương.
- Tham gia tích cực và giám sát có hiệu quả trong công tác tư vấn tuyển sinh, đảm bảo tính phù hợp với điều kiện chung của toàn Tập đoàn, và thực tiễn của các đơn vị ngành Than. Tham mưu với lãnh đạo Trường các giải pháp phù hợp nhằm giúp học sinh, sinh viên ổn định tư tưởng, sớm tiếp cận với môi trường mới.
- Đoàn Thanh niên Trường tham gia tích cực các hoạt động ngay từ khi nhập học, tổ chức đón, hướng dẫn HSSV mới làm các thủ tục cần thiết, hướng dẫn nhận lớp, ăn, nghỉ sinh hoạt.; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng HSSV để xây dựng các hoạt động hỗ trợ hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, đối thoại với HSSV nhằm trao đổi, giải đáp và tháo gỡ những vướng mắc cho HSSV trong quá trình học tập cũng như ăn ở tại khu tập thể. Lựa chọn học sinh tiêu biểu, công nhân tiêu biểu để tuyên truyền nhân rộng những điển hình cho HSSV.
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên các đơn vị sản xuất Than hầm lò tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà cho HSSV, định hướng tư tưởng, giới thiệu điều kiện làm việc thực tế của từng đơn vị để giúp học sinh ổn định tâm lý, tư tưởng trước khi đi làm. Thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận ĐVTN kịp thời khi có sự luân chuyển về đơn vị sản xuất thực tập hoặc thử việc; thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội (Tình nguyện Mùa đông, Tình nguyện hè, Tuổi trẻ Mùa xuân biên giới,...) tại các địa phương nơi có nhiều người lao động đang công tác tại các đơn vị trong TKV gắn với các hoạt động tư vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm, quảng bá hình ảnh của TKV và của các đơn vị.
1.2. Đối với các đơn vị tiếp nhận công nhân mới và học sinh thực tập
- Phối hợp với chuyên môn, công đoàn, đặc biệt là bộ phận tuyển dụng lao động tại đơn vị, nắm bắt tình hình chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm tại các địa phương, tham gia cùng Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam trong công tác tư vấn, hướng nghiệp, tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho các học sinh chỉ tiêu đơn vị mình ngay khi học tại trường.
- Rà soát tôn vinh khen thưởng, đề xuất chế độ đãi ngộ cho học sinh xuất sắc, tích cực trong học tập, nhất là học sinh nghề mỏ hầm lò, các cá nhân tích cực tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng, kèm cặp, hỗ trợ học sinh.
-
2. Kèm cặp, hỗ trợ công nhân mới và học sinh thực tập tiếp cận với môi trường tập thể và công việc tại đơn vị
2.1. Hỗ trợ công nhân mới và học sinh thực tập trong sinh hoạt tập thể
- Tham gia cùng với chuyên môn gặp gỡ lực lượng thanh niên công nhân mới tuyển và học sinh thực tập, tìm hiểu nhu cầu về ăn ở, đi lại, hoàn cảnh gia đình, sở trường, năng khiếu... từ đó bước đầu có đề xuất với lãnh đạo đơn vị các biện pháp quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là với công nhân mới và học sinh thực tập ở vùng sâu, vùng xa... Phổ biến các nội quy, quy định của đơn vị tại các khu tập thể công nhân, giờ xe ca đưa đón, chế độ ăn ca ... Bước đầu để công nhân mới và học sinh thực tập làm quen với sinh hoạt tập thể.
- Tham gia cùng chuyên môn và các tổ chức đoàn thể tại đơn vị, thường xuyên kiểm tra điều kiện ăn ở tại các khu tập thể công nhân, nắm bắt tình hình sinh hoạt, khả năng hòa nhập của công nhân mới và học sinh thực tập, từ đó đề xuất các điều chỉnh cần thiết phù hợp với nhu cầu chính đáng của họ.
- Tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng công nhân mới và học sinh thực tập, động viên, khích lệ kịp thời khi xuất hiện tư tưởng muốn bỏ việc, chuyển việc. Lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất với lãnh đạo đơn vị có những giải pháp phù hợp, kịp thời để người lao động yên tâm tiếp tục gắn bó với nghề.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để công nhân mới, học sinh thực tập có cơ hội giao lưu gặp gỡ, học hỏi, nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa các tệ nạn xã hội.
2.2. Hỗ trợ công nhân mới và học sinh thực tập trong bước đầu tiếp cận với công việc tại đơn vị
- Khi tiếp nhận công nhân mới và học sinh thực tập, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ban hành quyết định về việc giao kèm cặp, hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên công nhân mới và học sinh thực tập cho từng Chi đoàn, Chi đoàn phân công cho từng cá nhân. Việc kèm cặp phải gắn với nhiệm vụ công việc hằng ngày để có sự sát sao trong theo dõi, nắm bắt, đề xuất, phản ảnh liên quan đến tính phù hợp về điều kiện làm việc, vị trí công việc, mức độ giao việc nặng/nhẹ của công việc trong thời gian thực tập/thử việc để đảm bảo đào tạo từng bước tiếp cận với nghề.
- Đồng chí được phân công phụ trách kèm cặp phải thường xuyên thông tin về tình hình tư tưởng của người được kèm cặp; đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, thời gian làm việc... với Chi đoàn, để có giải pháp đề xuất với lãnh đạo đơn vị và Đoàn cấp cơ sở, khi cần thiết, phải có thông tin tới lãnh đạo Công ty./.