Nhận biết và chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

Thứ hai - 17/02/2025 10:05 671 0
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh cúm mùa gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Đây không chỉ là bệnh lý thông thường mà có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ảnh mình hoạ: QN (ST)
Ảnh mình hoạ: QN (ST)
Bệnh cúm mùa thường có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường, nhưng diễn biến nhanh hơn. Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém và những người có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh nhân chuyển nặng khi có các dấu hiệu như: Vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não, suy đa tạng. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng để điều trị kịp thời, tránh tử vong.

Cúm mùa đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế để phòng tránh đặc biệt trong thời điểm giao mùa, khuyến cáo mọi người cần:

1. Giữ khoảng cách với những người có biểu hiện bị bệnh đường hô hấp; Đeo khẩu trang phù hợp và đúng cách; Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
2. Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm trước hai tuần đến một tháng trước thời điểm dịch cúm diễn ra vào mùa đông xuân.
3. Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân: Thường xuyên rửa tay sạch với nước và xà phòng, che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi để tránh lây nhiễm. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi miệng khi chưa rửa sạch. Quần áo khó khô hẳn khi độ ẩm quá cao nên nếu có thể, hãy dùng máy sấy, bàn là đồ trước khi mặc, tránh các nấm mốc, các bệnh ngoài da.
4. Duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C để tăng cường miễn dịch. Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng để cơ thể có đủ sức đề kháng.
5. Mọi người không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virut mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
6. Khi có triệu chứng sốt cao liên tục trên 3 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt, khó thở đau tức ngực, môi hoặc mặt tím tái, chóng mặt, mệt mỏi. Ho nhiều, đau rát họng dữ dội, có dấu hiệu bội nhiễm như đờm xanh, vàng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Cúm mùa không đáng sợ nếu chúng ta biết và chủ động phòng ngừa./.

Lương Hiền

Ghi rõ nguồn "Than Thống Nhất - TKV" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây