Phòng, chống bệnh Cúm mùa

Thứ ba - 02/08/2022 21:33 485 0
Căn cứ Công văn số 931/BV-KHTH ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bệnh viện Than - Khoáng sản về việc phòng, chống dịch Cúm mùa tại các đơn vị trong Tập đoàn TKV. Ngày 02/8/2022, Giám đốc Công ty đã có Chỉ thị số: 5655/CT-VTNC Về việc phòng, chống bệnh Cúm mùa.
Ảnh minh họa: NQ(ST)
Ảnh minh họa: NQ(ST)
      Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra, rất dễ lan truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp bởi các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Hiện nay có khoảng 4 chủng vi rút cúm mùa gồm: A, B, C và D, trong đó vi rút cúm A và B là hai chủng vi rút chính ở người có thể gây ra các đợt dịch cúm mùa và nhiều người nhầm lẫn triệu chứng giữa cúm và cảm lạnh, từ đó xem thường cúm và gánh chịu những hậu quả không mong muốn như nhập viện thậm chí tử vong. Tuy nhiên, năm nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh cúm lại tăng đột biến và gây ra tình trạng quá tải tại các Bệnh viện. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như kiểm soát tốt dịch bệnh khi có ca mắc. Giám đốc Công ty yêu cầu toàn thể người lao động, các đơn vị trong Công ty thực hiện một số nội dung sau:

      Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động của đơn vị mình về tình hình dịch cúm và các biện pháp phòng chống như sau:
      - Vệ sinh, đảm bảo không gian sinh hoạt, phòng giao ca nhật lệnh, phòng làm việc luôn thông thoáng sạch sẽ, lau chùi các vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.
      - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
      - Ăn uống đủ chất và rèn luyện sức khỏe đều đặn để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
      - Tiêm vắc xin phòng cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.
      - Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
     - Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (Như thuốc Tamiflu…) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
      - Người có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý kịp thời.

      Phòng TCLĐ chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh, bám sát vào sự chỉ đạo của Bệnh viện Than - Khoáng sản, các cơ quan y tế trên địa bàn, chỉ đạo của các sở ban ngành để có những triển khai phòng chống dịch kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Chuẩn bị thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, điều trị, hướng dẫn công tác chăm sóc người mắc bệnh cúm nhẹ tại nhà.

      Thủ trưởng, các tổ chức chính trị tại mỗi đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh, triển khai đến CBCNV đơn vị mình được biết và thực hiện theo quy định.

      Yêu cầu các đơn vị thông báo cho CBCNV đơn vị mình được biết và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thông tin qua Phòng TCLĐ báo cáo Giám đốc Công ty giải quyết.

      Văn bản chi tiết kèm theo số: 5655/CT-VTNC ngày 02/8/2022./.

Ngọc Quý

Ghi rõ nguồn "Than Thống Nhất - TKV" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây