Đảm bảo công tác AT-VSLĐ

Thứ tư - 10/08/2022 06:31 548 0
Ca 1 ngày 05/8/2022 tại Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin đã xảy ra một vụ tại nạn lao động nghiêm trọng làm chết một công nhân là tổ trưởng sản xuất. Nguyên nhân sơ bộ được xác định:
Ảnh minh họa: Ngọc Quý (ST)
Ảnh minh họa: Ngọc Quý (ST)
      Khoảng 14h30 phút ngày 05/8/2022, Tổ trưởng Bùi Trung Hiếu cùng Tổ phó Lý Văn Sơn đến vị trí vận hành bơm nước lò hạ -250/-300 K8 Vũ Môn; anh Hiếu bấm nút khởi động nhưng bơm không lên nước, sau đó anh Hiếu đã dừng vận hành bơm và lặn xuống kiểm tra van đáy; anh Sơn ở gần vị trí bơm nước (cách anh Hiếu khoảng 4m) không thấy anh Hiếu ngoi lên, nên đã xuống dùng tay chân khua tìm nhưng không thấy nên đã gọi người cùng làm đến ứng cứu công tác cứu nạn, sau khi sửa van đáy bơm nước xong và bơm gần cạn nước thì phát hiện nạn nhân ở gần cuối lò hạ -250/-300.

      Để đảm bảo an toàn cho sản xuất nhằm hạn chế, giảm thiểu tai nạn lao động, sự cố; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, thực hiện kiểm tra, giám sát tại các đơn vị trong toàn Công ty, Giám đốc Công ty yêu cầu các đơn vị thực hiện triển khai nghiêm túc một số việc sau:

      Đối với các Phân xưởng

      Phổ biến và nghiêm túc rút kinh nghiệm cho toàn thể CBCN trong Phân xưởng về vụ TNLĐ đã xảy ra khi nhận được thông báo, từ đó liên hệ với đặc thù công việc của Phân xưởng để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục những thiếu sót không để xảy ra các vụ tai nạn có tính chất tương tự. Nội dung phổ biến phải được thể hiện trong sổ nhật lệnh sản xuất 3 ca.

      Nghiêm túc thực hiện công tác tự kiểm tra của đơn vị, việc kiểm tra tại hiện trường sản xuất của cán bộ chỉ huy từ Quản đốc, Phó Quản đốc (Cơ điện, Khai thác), Lò trưởng đến Tổ trưởng và cả người lao động trước và trong quá trình làm việc phải đảm bảo phát huy hiệu quả để phát hiện những tồn tại, sai phạm từ đó kịp thời khắc phục xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

      Quản đốc, Phó Quản đốc Cơ điện các Phân xưởng quán triệt và yêu cầu CBCN trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy lao động, các quy trình, quy định an toàn; đặc biệt là trong công tác vận hành, sửa chữa thiết bị cơ điện vận tải

      Hàng ngày, đầu ca sản xuất khi bố trí công nhân vận hành thiết bị chỉ được bố trí những công nhân đã được đào tạo, sát hạch đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ mới được bố trí công việc.

      Đối với các hầm bơm trung tâm tất cả vị trí dẫn nước vào hầm chính bắt buộc phải lắp đặt các tấm lưới chắn rác để ngăn rác vào hầm chứa nước, khi xảy ra sự cố van đáy của bơm nước nghiêm cấm công nhân vận hành tự ý lặn xuống để sửa chữa van đáy, phải dừng vận hành bơm có van sự cố van đáy, tiến hành vận hành bơm dự phòng để bơm cạn nước mới xử lý van đáy của bơm sự cố.

      Đối với các diện sản xuất bị ngập nước cục bộ, khi lắp đặt bơm điện để bơm nước phải có lệnh Giám đốc Công ty và có các biện pháp an toàn phòng ngừa cụ thể.

      Đối với các Phòng chức năng

      Phòng CV, AT, ĐKSX, KCM, TGM căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm soát hiện trường sản xuất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy trình KTAT của CBCN. Vị trí nào không đảm bảo điều kiện cho thiết bị làm việc, không đảm bảo KTCB-VSLĐ hoặc không thực hiện theo đúng Lệnh sản xuất, quy trình của Công ty ban hành phải kiên quyết dừng sản xuất để khắc phục xong mới được thi công.

      Nhận được chỉ thị yêu cầu các Đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện; Thủ trưởng các Đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc triển khai thực hiện chỉ thị.

      Văn bản chi tiết kèm theo số: 5080/CT-VTNC ngày 08/8/2022./. 

Ngọc Quý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây