Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và quản trị rủi ro cho cán bộ pháp chế

Thứ năm - 19/12/2019 15:57 1.846 0
Nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế của các Công ty, Đơn vị trực thuộc Tập đoàn, trong 03 ngày từ ngày 09-11/12/2019, Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin phối hợp với Ban KP - TKV tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và quản trị rủi ro (QTRR) cho các cán bộ đang làm công tác pháp chế đến từ các đơn vị trực thuộc TKV.
      Tới dự buổi lễ khai giảng có ông Lê Quang Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Bà Đặng Thị Tuyết – Trưởng ban Kiểm tra – Pháp chế – TKV cùng toàn thể các học viên tham gia khóa học.

      Trong khung chương trình, khóa học được thiết kế gồm 02 chuyên đề chính nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng cho các đồng chí cán bộ làm nghiệp vụ pháp chế cho doanh nghiệp về các nội dung như: Cập nhật kiến thức pháp luật lao động và kỹ năng giải quyết vụ việc lao động; Đào tạo nâng cao nhận thức quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

      Các chuyên đề được các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy như: Ông Đỗ Văn Khánh – Phó Trưởng ban Chính sách Pháp luật – Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh; Ông Phan Đằng Chương – Phó Tổng Giám đốc, dịch vụ tư vấn, Công ty EY Việt Nam.

      Trong chương trình khóa học, Bà Đặng Thị Tuyết – Trưởng ban KP - TKV cũng đã Giới thiệu về Quy chế quản lý rủi ro của TKV. Đồng thời, đưa ra lộ trình và cách thức triển khai quản trị rủi ro tại TKV và các đơn vị trực thuộc TKV. Cụ thể như sau:

      - Năm 2020:

      + Đối với Tập đoàn:
      1. Xây dựng Quy trình quản trị rủi ro về tài chính (Ban KP và Ban KTTC thực hiện).
      2. Các Ban chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ triển khai việc QTRR thuộc lĩnh vực Ban phụ trách theo phân công, phân cấp tại Quy chế QTRR.
      3. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện triển khai Quy chế QTRR phù hợp với tình hình thực tế của TKV và đơn vị (Ban KP chủ trì).
      4. Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý rủi ro tại các đơn vị (Ban KSNB chủ trì, các Ban chuyên môn phối hợp).

      + Đối với các đơn vị:
      1. Tăng cường công tác quản trị rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
      2. Có kế hoạch xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tại đơn vị.
      3. Xây dựng và ban hành Quy chế/Quy định về quản lý rủi ro của đơn vị.
      4. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro năm 2021, tích hợp đồng thời với kỳ xây dựng KH SXKD năm 2021 của đơn vị.
     5. Phân công, giao nhiệm vụ và xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Bố trí đủ nguồn nhân sự để triển khai nhiệm vụ.
      6. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm về QTRR đối với lãnh đạo, các bộ phận, phòng ban và CBCNV khi thực hiện chức trách nhiệm vụ.
      7. Tổ chức cập nhật, phổ biến kiến thức về quản lý rủi ro cho cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị.

      - Giai đoạn 2021-2025:

      + Đối với Tập đoàn:
      1. Xây dựng Quy trình QTRR đối với các lĩnh vực trong hoạt động SXKD, trong đó tập trung vào lĩnh vực đầu tư, quản trị chi phí…
     2. Các Ban chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục triển khai việc QTRR thuộc lĩnh vực Ban phụ trách theo phân công, phân cấp tại Quy chế QTRR.
      3. Tổ chức rà soát, đánh giá các Quy trình QTRR đã ban hành để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với mô hình quản trị của Tập đoàn trong từng giai đoạn.
      4. Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý rủi ro tại các đơn vị.
      5. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về QTRR cho các đơn vị.
      6. Hỗ trợ, tư vấn về cơ chế, chính sách, quy định, quy trình liên quan đến quản lý rủi ro.

      + Đối với các Đơn vị:
      1. Hoàn thiện việc xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tại đơn vị.
      2. Tiếp tục tăng cường công tác quản trị rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
      3. Thường xuyên tổ chức cập nhật, phổ biến kiến thức về quản lý rủi ro cho cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị.
      4. Rà soát, tự giám sát hệ thống quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo vận hành phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
      5. Bố trí đủ nguồn lực cho hoạt động quản lý và phòng ngừa rủi ro của đơn vị.
     6. Đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro của đơn vị để sửa đổi, bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý.

      Kết thúc khóa học các học viên đã được làm bài trắc nghiệm nhanh để kiểm tra các kiến thức đã học./.

Kiều Tâm

Ghi rõ nguồn "Than Thống Nhất - TKV" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây